Nguồn gốc của Cơ đốc giáo gắn liền với cuộc đời, cái
chết và sự phục sinh của Chúa Jesus. Theo Kinh cựu ước, bản thân những người Cơ
đốc giáo cũng coi đạo của mình dựa trên những thỏa thuận giữa đức Chúa với người
Israel. Cơ đốc giáo có nhiều nhánh nhưng họ có điểm chung là tất cả đều tin
Chúa Jesus mang đến tình yêu và sự khoan dung của Đức Chúa Cha và qua Jesus, Đức
Chúa Cha và con người tìm được sự hòa hợp. Người ta cho rằng Jesus là Đấng cứu
thế. “Christianity” (Cơ đốc giáo) xuất phát từ “Christ” (Chúa cứu thế), từ này
xuất hiện khoảng năm 40 sau Công nguyên. Cơ đốc giáo nhanh chóng tách khỏi gốc
gác Do Thái do sự sụp đổ của Thánh đường Jerusalem năm 70 sau Công nguyên.
Tín điều của người Cơ đốc giáo là: Jesus là con người
và cũng là thần thánh; cuộc đời trần tục của Jesus đã đem đến sự hòa hợp giữa
con người và Đức Chúa Cha; những người theo Jesus cảm thấy Chúa thánh thần mà họ
được trao tặng là một món quà; và theo một cách hiểu nào đấy, họ, những người
Cơ đốc giáo là một phần của Chúa. Những tín điều này đã tạo nên học thuyết về sự
hiện thân của Chúa, sự Cứu thế, và Chúa ba ngôi. Học thuyết về sự hiện thân của
Chúa không gây nhiều tiếng vang, trong hàng thế kỷ, học thuyết này bị nghi ngờ
và đôi khi bị khủng bố nặng nề.
Trên thực tế, sự khủng bố lại làm Giáo hội phát triển
mạnh mẽ hơn. Khi Constantine trở thành Hoàng đê vào đầu thế kỷ IV, tình hình bớt
căng thẳng hơn và dưới triều đại Theodosius I (từ năm 379 đến năm 395); Cơ đốc
giáo trở thành đạo chính thống của Đê chế La Mã.
Khi ngày càng nhiều người tin vào học thuyết này và
sự chia rẽ giữa Giáo hội phương Đông và Giáo hội phương Tây ngày một sâu sắc,
Giáo hoàng La Mã lên tiếng đòi sự tự chủ và vị trí đứng đầu cho Giáo hội phương
Tây. Sau sự kiện Ly giáo vào năm 1054, tiếp đến là phong trào cải cách ở thế kỷ
XVI, XVII, các Giáo hội của dòng Tân giáo lại bị chia rẽ sâu sắc hơn về học
thuyết và thực tiễn. Thiên chúa giáo tự coi mình là Giáo hội chính thông, ngoài
dòng chính thống phổ biến này ra còn có một số dòng đạo nhỏ. Các nhà thờ Tin
Lành coi trọng quyền tự do và tự trị, phản ánh sự thừa nhận chủ nghĩa cá nhân,
trái với những giá trị cộng đồng của Thiên chúa giáo.
Cơ đốc giáo đóng góp rất lớn vào sự phát triển của
nghệ thuật, kiến trúc, giáo dục, quan tâm đến những kẻ nghèo khó, bệnh tật và
coi sóc phần hồn những người chêt. Cơ đốc giáo ghi nhận những sự kiện lớn trong
cuộc đời Jesus và một vài vị thánh khác, những người được coi là hình mẫu của
lòng trung thành và là tấm gương cho các tín đồ trong cuộc sống, cầu nguyện và
kính chúa là những điều cơ bản trong cuộc sông tâm linh của người Cơ đôc giáo.
Phương châm của họ là tình yêu phải được biểu lộ ở khắp nơi và tình yêu đó làm
thay đổi cuộc sống.
Đọc thêm tại: