Thuật ngữ này dùng để ám chỉ những thay đổi trong hoạt
động nông nghiệp bắt đầu từ cuốỉ thế kỷ XVIII. Tại nước Anh, hầu như tất cả dấu
vết về một hệ thông “ruộng đất mở” xưa về đất nông nghiệp có thể trồng trọt được
dần biến mất. Các địa chủ giàu có hơn giành được quyền đối với các vùng đất rộng
lớn. Giờ đây nông dân bắt đầu thử nghiệm chăn nuôi. Có nhiều cỏ khô hơn cho gia
súc ăn quanh năm. Cũng như vậy, sự luân canh cho phép tất cả đồng ruộng đạt hiệu
quả sử dụng trọn vẹn hàng năm. Những tiến bộ trong sản xuất mùa màng có được từ
những phát minh, ví dụ như các loại máy nông nghiệp mới. Cơ giới hóa giảm nhu cầu
về sức lao động con người, gây ra những vấn đề thất nghiệp, khó khăn thách thức
và mất đất đối với người nông dân; ngoài ra còn có thể dẫn tới nổi loạn, khởi
nghĩa và thậm chí di cư hàng loạt. Tuy nhiên, cho dù cách mạng ruộng đất có tác
động thế nào thì những người trên những mảnh đất ấy cũng có thể sản xuất ra nhiều
lương thực thực phẩm hơn phục vụ dân số đô thị đang tăng lên, một phần nhờ vào
các loại phân bón nhân tạo và thu hoạch các vụ mùa năng suấtcao, chắc chắn. Thuật
ngữ Cách mạng xanh đôi khi nhằm nói đến phong trào tăng gia sản xuất và đa dạng
hóa mùa màng ở những nước đang phát triến.
Đọc thêm tại:
Đọc thêm tại:
- http://nguoiquyetdinh.blogspot.com/2014/12/cach-mang-vo-san-xa-hoi.html
- http://nguoiquyetdinh.blogspot.com/
- http://nguoiquyetdinh.blogspot.com/2014/09/ai-cap-co-ai-xa-hoi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét