Ferdinand là vua xứ Aragon từ năm 1479, trở thành
vua xứ Castile nhờ cuộc hôn nhân với Isabella, trị vì thêm Naple nhờ thắng trận
năm 1504. Quyền cai trị Castile được trao lại cho con gái họ sau khi Isabella mất,
nhưng chồng bà, Philip của Hà Lan mới là người trị vì với tư cách nhiếp chính
cho đến khi qua đời năm 1506. Ferdinand lấy lại Castile và trao hoàn toàn quyền
thừa kế cho con trai mình là Charles V, Hoàng đế La Mã thần thánh, năm 1516.
Triều đại này là thời điểm người đạo Hồi bị trục xuất hoàn toàn khỏi Tây Ban
Nha (1492), và quốc gia này trở thành một nước Thiên Chúa giáo. Đất nước được
trị vì theo chế độ quyền lực tập trung nhưng mỗi vùng vẫn duy trì bản sắc của
mình. Quyền lực phong kiến sụp đổ, ảnh hưởng của nghị viện suy giảm, quan chức
do hoàng đế chỉ định thay thế quan chức địa phương. Bất cứ người Hồi giáo hay
Do Thái nào không chịu cải đạo sẽ bị trục xuất, việc này khiến Tây Ban Nha mất
đi nhiều nhân tài. Tay sai của giáo hoàng đã lập nên một Tòa án dị giáo để áp đặt
Thiên chúa giáo chính thống. Ferdinand và Isabella đã cấp kinh phí cho chuyến
thám hiểm của Christopher Columbus năm 1492 nhằm tìm ra một con đường đến châu
Á theo hướng Tây. Việc tình cò phát hiện ra châu Mỹ đã khiến thế lực của Tây
Ban Nha được mở rộng, nhờ việc truyền bá tôn giáo ở Tân Thế giói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét