Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Liên minh châu Âu [Chính trị]

Liên minh châu Âu

Tên gọi của Cộng đồng chung châu Âu từ sau hiệp ước Maastricht. Cái tên mới thể hiện mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các thành viên của tổ chức, phần lổn là các nước Tây Âu. Cộng đồng kinh tế châu Âu chỉ đơn thuần liên kết các thành viên về mặt kinh tế, nhưng EU còn hướng tới thông nhất trong công tác an ninh và đối ngoại cũng như các vấn đề pháp lý. EC đã lớn mạnh hơn cả mong đợi của Jean Monnet, Robert Schuman của nước Pháp và Paul Henri Spaka của Bỉ, những người đã hình dưng ra một châu Âu thống nhất.
Sự thành công trong tự do hóa thương mại của EEC trong những thập niên 60-80 đã tạo đỉều kiện cho các nưốc thành viên hội nhập mạnh mẽ hơn. Năm 1991, các thành viên ký Hiệp ưóc thành lập Liên minh châu Âu hay còn gọi là hiệp ước Maastricht, hứa hẹn một liên minh lớn mạnh hơn về chính trị và kinh tế. Hiệp ước này đã chính thức thành lập nên Liên minh châu Âu (1993) bao gồm Cộng đồng chung châu Âu (Cộng đồng kinh tế châu Âu cũ), Hội đồng Bộ trưỏng, Nghị viện châu Au (do các thành viên bầu trực tiếp) và một tòa án. Hiệp ước Maastricht củng cố Nghị viện, được triệu tập để thành lập ngân hàng trung ương và đồng tiền chung của EU, đồng thời tiến tối một chính sách quốc phòng chung. Khu vực kinh tế châu Âu, một khu thương mại tự do rộng lớn - hơn cả Thị trường chung đã được thành lập năm 1994.
Các thành viên chính thức hiện nay bao gồm Áo, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức (Tây Đức trưốc kia), Hy Lạp, Italy, Ai len, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Hiệp ưóe Maastricht đã mở đường cho những nước châu Âu khác tham gia EU. Áo, Phần Lan, Thụy Điển - ba nước thành viên của Liên hiệp tự do thương mại châu Âu (EFTA) - tham gia EU năm 1995.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử châu âu, ai cập cổ đại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét