Một quy trình công nghệ sao chép lại văn bản. Mặc dù
ấn dấu và con dấu riêng đã được sử dụng để tạo những vết in trên nền sáp nóng
trong nhiều thế kỷ qua, song lần đầu tiên sử dụng máy in để tạo ra nhiều bản
sao đã được thực hiện ở Trung Quốc cổ đại. Vào thế kỷ 9 sau Công nguyên, kinh
Phật đều được làm ra theo cách này. Tuy nhiên, loại chữ in này phải được gắn
ccí định hoặc được đục khoét trên một khôi gỗ lẻ. Vào thòi trung đại, những người
làm nghề in ở châu Âu cũng sử dụng những kiểu khôi này để in tranh ảnh thần
thánh và những lời cầu nguyện đơn giản.
Ý tưởng về một hệ thông có thể di động có các thành
phần có thể thay đổi và tái tạo trong một hình thức khác nhằm tạo ra những văn
bản khác nhau đến với cả những người làm nghề in ở phương Đông và phương Tây ỏ
ngay thời kỳ đầu: khó khăn là phải tìm một giải pháp đưa vào thực tế. Mặc dù những
người làm nghề in ở cả châu Á và châu Âu đều đã cố gắng, song người đầu tiên
thành công trong việc hoàn thiện phương thức này là Johann Gutenberg, người Đức.
Ông không chỉ phát minh ra một loại máy có thể di chuyển được mà còn có một máy
ép dùng để in ấn và một hộp mực được sử dụng ở cả hai bên của trang giấy. Một
cuốn sách được in hoàn hảo trong thập niên 1460 là cuốn Kinh của Gutenburg.
Những cuốn sách khác tiếp theo sau đó được làm ra từ
các nhà mậy in như của William Caxton người Anh (1422-1491), dẫn tới dân chủ
hóa trong văn học và giáo dục. Cũng giống như các loại hình thủ công khác, in ấn
được công nghiệp hóa vào thế kỷ thứ XIX với nhiều ứng dụng không chỉ dành cho ngành thông tin liên lạc mà
còn trong văn học: nhiều tác phẩm trong thế kỷ XIX đã tới được tay hàng nghìn độc
giả trong khi đó những bài thơ làm trong thế kỷ XIV chỉ có vài tá độc giả. Ngày
nay, nhờ công nghệ mới, có thể đoán trước được số phận một cuốn sách, tuy
nhiên những máy in hiện đại có nguồn gốc từ phát minh của Gutenberg vẫn luôn
phát triển.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: các tôn giáo trên thế giới, tổng
thống mỹ Abraham Lincoln
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét