Những cuộc viễn chinh của người Cơ đốc giáo phương
Tây đến Syri và Palestin vào thế kỷ XII, XIII. Một số người cho rằng nó
kéo dài đến tận năm 1464 nên thông thường người ta tính có tất cả là 8 cuộc thập
tự chinh. Về mặt lý thuyết, mục đích của những cuộc viễn chinh này là bảo vệ những vùng đất của Chúa đê các tín đô có
thê hành hương đến.
Cuộc Thập tự chinh đầu tiên (Thập tự nghĩa là cây
thánh giá), do Giáo hoàng Urban II khởi xướng năm 1095 và là cuộc viễn chinh
thành công nhất. Các hiệp sĩ đã chiếm được Jerusalem năm 1099. Những cuộc Thập
tự chinh sau không được thành công như vậy. Cuộc Thập tự chinh thứ 3 có sự tham
gia của Hoàng đế nước Anh Richard. Người ta kể lại rất nhiều câu chuyện xung
quanh sự vắng mặt của Richard và những việc làm của em trai ông là Hoàng đế
John. Thực tế, các cuộc Thập tự chinh đã gây thêm chia rẽ giữa Cơ đốc giáo
phương Tây và phương Đông, cũng như gia tăng khoảng cách về hệ tư tưởng giữa Hồi
giáo và Cơ đốc giáo. Người ta thấy rõ điều này qua Bài ca Roland: “Người Cơ đốc
giáo là lẽ phải, những kẻ ngoại đạo đã sai” (hay ít nhất, người Cơ đốc giáo
phương Tây là lẽ phải). Cơ đốc giáo phương Tây đã đồng nhất quyền lực với bạo lực
quân sự, cũng chính họ đã đánh bại Constantinople. Tuy nhiên, nhân loại vẫn ghi
nhận thời kỳ này là một giai đoạn huy hoàng của Thời kỳ Phục hưng cũng như văn
hóa Ả-rập.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: những thiên tài của thế giới, tổng
thống mỹ Abraham Lincoln
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét