Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Trường phái ấn tượng (thập niên 1860) [Nghệ thuật & Văn hóa]


Phong trào nghệ thuật. Ảnh hưởng lớn nhất là của Claude Monet, và sự phô biến lâu dài của các tác phẩm của ông, vươn tới kỹ thuật mờ tối và sự đa dạng huyền ảo của nghệ thuật ấn tượng. Monet là một trong số nhiều họa sĩ người Pháp, từ thập niên 1860 trở đi, đưa ra những nghi vấn về giá trị truyền thống giáo dục nổi tiếng. Thế hệ đương thời như Pierre-Auguste Renoir (1841-1919) và Alfred Sisley (1839-1899) ngày càng không thể kiên nhẫn được với những thông lệ cũ: cụ thể là sự tập trung vào kể chuyện hoặc những cảnh gây ấn tượng sâu sắc (thường lấy từ thần thoại cổ điển) trong đó thực tế tự nhiên đứng ở thứ yếu. Cũng giống như các họa sĩ của trường phái Barbizon, họ cảm thấy rằng tự nhiên quá đề cao trong ‘cảnh nền’. Tham vọng của họ không phải là nắm bắt được bản chất hoặc cảm xúc không bị ảnh hưởng của thời gian cũng không chạy theo đường nét tự nhiên của bất kỳ cảnh vật nào, mà nhằm ghi lại ấn tượng cảnh gẫn gũi nhất tạo ra cho người xem.
Mặc dù, cái nhìn mơ màng không rõ chi tiệt, không rõ nét và phác thảo bên ngoài, tranh sơn dầu của các họa sĩ ấn tượng, trên thực tế được họ coi là chính xác về mặt khoa học hơn vì: lý thuyết về sự tỉ mỉ, trau chuốt thực ra là làm cơ sở cho các bức vẽ lem nhem của họ. Tập hợp những nhân vật đó gồm có Camille Pissarro (1830 - 1903) và Paul Cézanne (1839 - 1906), Edgar Degas (1834 - 1917) và Edouard Manet (1832 - 1883), họ cùng nhau tập hợp lần đầu tiên là trường phái tự nhận thức.
Năm 1873, các tác phẩm của Pissarro, Monet, Renoir, Cézanne và Sisley đều bị loại khỏi những triển lãm nổi tiêng: thật ngược đời, điều ấy hóa ra lại tạo nên một phong trào. Trải qua bưốc khởi đầu là trường phái vẽ phong cảnh, trường phái ấn tượng nhanh chóng chiếm được vị trí về những chủ đề đương đại: Manet và Degas, đặc biệt là những họa sĩ về những chủ đề trong nhà và thành thị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét