Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Thời Phục hưng (Thế kỷ thứ XIV) [Nghệ thuật & văn hóa]

Thời Phục hưng (Thế kỷ thứ XIV) [Nghệ thuật & văn hóa]

Trào lưu phát triển nghệ thuật, kiện trúc, văn học và triết học. Thời Phục hưng bắt đầu ở thành bang FIorence. Bức tranh Nữ thần ái tình khai sinh của Alessandro Botticelli tại Bảo tàng Uffizi ỏ Rorence là ví dụ điển hình về sức mãnh liệt và tình yêu cái đẹp của các họa sĩ thủi. Phục hưng vào thế kỷ thứ XIV, kéo dài trong 200 năm phát triển sâu rộng khắp châu Âu. Nguồn gốic hình thành thời Phục hưng có lẽ là sự bùng nổ về buôn bán mậu dịch, các thành phố châu Âu tăng cả về mức tiêu thụ các loại xa xỉ phẩm và mở rộng tầm nhìn thương mại của họ; cách mạng kinh tế dẫn tới những thay đổi về văn hóa.
Tự tin về tri thức và nghệ thuật khiến các trí thức mạnh dạn hơn Tà nằm dưới sự kiểm soát của Giáo hội thời trung cổ. Tính nhân văn trong thời Phục hưng là tìm cảm hứng không phải là sự uyên thâm mù quáng của .thời trung cổ mà trong men say mang tính triết học của Hy Lạp kinh điển. Các nhà thơ, họa sĩ, và kiến trúc sư nhìn sâu vào quá khứ kinh điển để tìm ra con đường phát triển. Được vẽ trên truyền thống sử thi cổ điển, tác phẩm Hài kịch siêu phàm của Dante Alighieri (1265-1321) không chỉ là một tác phẩm văn học hoành tráng, tác phẩm đầu tiên được viết bằng tiếng Ý, mà còn phá vỡ sự bóp nghẹt tri thức bằng tiếng Latinh-ngôn ngữ của Giáo hội. Các kiến trúc sư như Giovanni Brunelieschi (Ị377- 1446) thể hiện lại những nguyên tắc cổ điển áp dụng vào thời hiện đại, và Michelangelo, Leonardo và Raphael cũng áp dụng như vậy đốỉ với nghệ thuật hình ảnh.
Tuy nhiên, Italy chỉ là nơi khởi đầu: nghệ nhân chạm khắc và họa sĩ vĩ đại Albrecht Dũrer (1471-1528) gánh vác nhiệm vụ phổ biến phong trào Phục hưng ở nước Đức-quê hương ông; Lucas van Leyden (khoảng năm 1494-1533) nổi bật ỏ Hà Lan. Văn học thời kỳ này thể hiện sự say mê trong từng chương đoạn với các tác giả theo chủ nghĩa nhân văn lớn như Michel de Montaigne (1533-1592), với những bài thơ nồng nàn, say đắm của Petrarch và những người bị ảnh hưởng phong cách của ông, và những vở hài từ tác phẩm rất tục tĩu.

Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét