Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Thế chiến thứ I (1914 - 1918) [Chiến tranh]

Thế chiến thứ I (1914 - 1918) [Chiến tranh]

Cuộc xung đột trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù xung dột xảy ra ở khắp vùng biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, và phần lớn khu vực phía tây Âu Á từ năm 1914 đến năm 1918, song không diễn ra đồng thời ở khắp nơi và thường được gọi là cuộc chiến tranh vĩ đại. Cuộc chiến tranh sau đó vào năm 1939-1945, được gọi là Thế chiến thứ I và II.
Thê chiến thứ I là một chiến dịch toàn cầu, trong đó quân Đồng minh gồm quân đội của nhiều nước thuộc địa và lãnh địa trên toàn thế giới chống lại các nước Trung tâm châu Âu: Đức và Áo-Hung. Trên thực tế, phe các nứớc trung tâm có ít lực lượng đồng minh hơn bởi họ không đầu tư nhiều vào chính sách thuộc địa ở những vùng đất mới.
Chiến sự bắt đầu với căng thẳng giữa Đức và Serbia. Hoàng tử nưốc Áo Franz Ferdinand, người được thừa kế ngai vàng nước Áo bị ám sát tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914. Đó là cớ cho người Áo tuyên chiến với Serbia một tháng sau đó. Nga nhảy vào cuộc bảo vệ Serbia. Đức tuyên chiến với Nga, Pháp và xâm chiếm Bỉ. Ngày 4 tháng 8, Anh tham chiến và cục diện chiên tranh trên phạm vi rộng chưa từng thấy.
Trong tháng đầu tiên, cuộc chiến khá dao động. Trên mặt trận phía Tây, Đức tiến vào Paris trước khi bị lực lượng quân đội Pháp và Anh đánh bật ra. Trên mặt trận phía Đông, quân Đức dưới sự chỉ huy của Paul Hindenburg, tổ chức bao vây và đánh bại quân đội Nga trong trận chiến Tannenburg. Tuy nhiên, không lâu sau, cuộc chiến trong các đường hào giống với cuộc chiên tranh khi các tư lệnh của cả hai phe cố gắng giành được thế chủ động với các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trong khi trận chiến đầu tiên ỗ Ypres diễn ra ác liệt giữa Đức và quân đồng minh tại Bỉ, thì Anh tuyên chiến với Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11 năm 1914 (nưóc này đã xâm chiếm Caucuses và Trung Đông). Hành động này đã dẫn tối chiến dịch Gallipoli thảm khốc: người Anzac bị bao vây cho tới khi buộc phải tản cư vào tháng 1 năm 1916. Italy tuyên chiến với Áo vào tháng 5 năm 1915, và cùng năm đó Bulgari gia nhập các nưóc Trung tâm chông lại Serbia.
Mặt trận phía Tây có thay đổi chút ít vào năm 1915. Cả hai phe cố thủ và hàng chục vạn người thiệt mạng khi tấn công hoặc phòng thủ lãnh thổ. Trong trận chiến Ypres, Đức lần đầu tiên sử dụng khí độc. Loại khí độc này là Sulphua dichloroethyl, gây tổn thương da và màng nhầy trong phổi dẫn tói cái chết đau đớn.
Tháng 2 năm 1916, Đức phản công tại Verdun ở mặt trận phía Tây. Trận chiến kéo dài tối tháng 6 và gần như vắt kiệt sức lực của quân đội Pháp. Tuy nhiên, quân Pháp vẫn giữ vững, và trận chiến Verdun trỏ thành biểu tượng tinh thần bất khuất của quân Pháp chống lại “rợ Hung” (Đức). Đến lượt quân Đồng minh, họ phản công tại Somme vào tháng 7.
Trận chiến Somme chấm dứt vào tháng 11 năm 1916, đẩy lùi quân Đức ra khỏi tiền tuyến về phía đông khoảng 12 km. Khoảng 600.000 lính đồng minh hy sinh. Cộng thêm chiến thắng của Pháp trong trận Verdun và quân Nga tiến vào Galicia, quân đồng minh ít nhất đã giành được thế thượng phong. Anh sử dụng xe tăng lần đầu tiên trong trận chiến Somme. Mặc dù không được đảm bảo trong lần sử dụng đầu tiên, song xe tăng cũng đã cho thấy sự hữu ích khi vượt qua những địa thế khó khăn trong làn đạn dày đặc.
Một điểm đáng chú ý nữa trong cuộc chiến là tàu ngầm. Tháng 2 năm 1917, Đức thay đổi chiến dịch tàu ngầm tạm ngừng vào tháng 4 năm 1916. Điều này thúc giục Mỹ tham chiến vào tháng 4 năm 1917. Trên đất liền, Đức rút khỏi chiến tuyến Hinderburg ỏ mặt trận phía tây. Trong khi đó, tại Nga cuộc chiến tranh sắp sửa lật đổ chế độ Nga hoàng và khởi đầu cuộc cách mạng Bôn-sê- vích vào tháng 11 nảm 1917.
Tại những mặt trận khác năm 1917 hai phe giành chiến thắng, song không có bước phát triển quyết định nào. Khi cuộc chiến kéo dài đến năm 1918, cả hai phe liều lĩnh cố gắng chấm dứt xung đột gay gắt. Trên mặt trận phía Tây, Đức tiến hành cuộc phản công được coi là cuối cùng. Đức buộc quân đồng minh lùi về Marne trong tháng 3 đến tháng 6. Quân đồng minh chỉ định tổng tư lệnh cấp cao Ferdinand Foch (1851-1929) phối hợp phản công và cuối cùng nhận được quân tiếp viện từ Mỹ.
Tháng 8, quân Đồng minh phản công đánh bật Đức về phía đông của chiến tuyến Siegiried, và phòng tuyến Hindenburg tháng 9 năm 1918 buộc phải đề nghị đình chiến vào tháng 10. Tháng 11, cả Đức và Áo-Hung chấp thuận các điều khoản trong thỏa thuận đình chiến “mười bốn điều” và chiến sự kết thúc ở mặt trận phía tây. Cuộc chiến cũng chấm dứt ở mặt trận phía đông vào tháng 3 sau Hiệp ước Brest-Litovsk. Năm 1919, tại hội nghị hòa bình tổ chức tại Versailles, thiết lập trật tự mới và những quỵ định bao gồm cả những yêu cầu đối với Đức; đỉều này đã gây ra sự oán giận sâu sắc và rút cục dẫn tới Thế chiến thứ II.

Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét