Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Cuộc tranh giành châu Phi (thập niên 1880-1890) [Khai phá & chế ngự]

Cuộc tranh giành châu Phi

  Thuật ngữ “tranh giành” mô tả những cuộc nội chiến ở châu Phi thập niên 1880-1890. Năm 1875, thế lực châu Âu đã lốn mạnh và bao trùm khắp các vùng ven biển. Năm 1876, vua Leopold II của Bỉ đã tổ chức cuộc họp bàn về vai trò của châu Âu đối với châu Phi. Thuật ngữ này xuất hiện khi Anh tạo mâu thuẫn trong nội bộ Ai Cập, sau đó lập lên bộ máy chính quyền ở đây. Pháp phản đối. Hội nghị Berlin, Đức năm 1884-1886 đặt nền móng cho sự chia rẽ ảnh hưồng các thế lực châu Âu đối với Ai Cập. Tuy nhiên, ảnh hưỏng chính trị thể hiện rõ vì Bỉ đã chiếm bên tả sông Congo, bên còn lại là Pháp chiếm. Các hiệp định đã chia châu Phi làm hai: một bên là Bỉ, Anh, Pháp, Đức và một bên là Bồ Đào Nha và những nước bị ảnh hưởng bởi những cuộc xâm lược. Năm 1900, chỉ có Ethiopia và Liberia vẫn còn là những nước tự do.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: những thiên tài của thế giới, ai cap co dai

Cuộc thảm sát vào ngày lễ tình yêu (1929) [Xã hội]


  Giới xã hội đen Chicago. Trong thời gian Luật cấm nấu rượu và bán rượu ở Mỹ, các thành viên thuộc nhóm AI Capone cải trang thành cảnh sát và đột nhập vào dinh thự của nhóm George Bugs Moran. Họ bắt những thành viên trong nhóm rượu lậu Moran không được vũ trang đứng úp mặt vào tường và bắn giết 7 người. Cuộc thảm sát này thể hiện sự ganh đua leo thang giành quyền kiểm soát buôn bán rượu lậu trong thời gian ban hành Luật cấm nấu rượu và bán rượu ở Mỹ.



Cuộc săn lùng phù thủy ở Salem (1692) [Xã hội]

Cuộc săn lùng phù thủy ở Salem (1692)

  Những cuộc điều tra về ma thuật ở Mỹ khiến 19 người bị treo cổ. Tại làng Salem hạt Essex, thuộc tỉnh Massachusetts Bay, New England, quần chúng bị kích động khi có tin nói rằng có 3 cô gái trẻ bị ma quỷ ám. Họ là một nô lệ Ấn Độ tên là Tituba, Sarah Good và một người phụ nữ tên là Osborne đã bị bắt và bị đưa lên tòa án cấp cao xét xử. Ba người đổ tội cho những người khác; và có khoảng 150 người chờ xét xử. Một phiên tòa đặc biệt được lập ra, 19 người bị luận tội và bị treo cổ. Thống đốc Phips giải tán phiên tòa, ra lệnh thả những người bị buộc tội và đền bù thiệt hại cho những gia đình có thân nhân bị hành quyết.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ai cap co dai, tổng thống mỹ Abraham Lincoln

Cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ (1861-1865) [Chiến tranh]

Cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ (1861-1865)

  Cuộc chiến tranh giữa các bang miền Bắc (Liên minh) và miền Nam (Ly khai) ở nước Mỹ. Những nguyên nhân gây ra cuộc nội chiến này là những vấn để thuộc về hệ tư tưỏng. Người dân ở các bang miền Bắc có cách tiếp cận tiến bộ về vấn đề chính trị. Họ tuyên bố giải phóng nô lệ năm 1863, tuy nhiên vấn đề bị làm lu mờ do quyết định duy trì Liên minh liên bang; dân ở các bang miền Nam tuyên bố ly khai khỏi liên bang cốt để họ có thể thỏa mãn bản năng bảo thủ chính trị của họ. Điều này bao gồm tiếp tục chế độ nô lệ - một yếu tố quan trọng trong xã hội miền Nam, và việc hình thành sự thịnh vượng của rất nhiều gia đình người da trắng. Trên thực tế, rất nhiều hộ gia đình miền Nam và miền Bắc bị chia rẽ về vấn đề chính trị này. Điều này có nghĩa rằng các mốỉ quan hệ chia rẽ thành hai bên đấu tranh đối ngược nhau, làm cho cuộc chiến tranh trở nên gay gắt.
  Cuộc chiến bắt đầu vào ngày 14 tháng 4 năm 1861 khi Tổng thông Abraham Lincoln tuyên bố phong tỏa các cảng ở miền Nam trong hành động phản công lại những người miền Nam ly khai chiếm pháo đài Sumter của Liên bang ở miền Nam Carolina. Tháng 7 bắt đầu trận chiến Bull Run. Bên Ly khai giành phần thắng trong trận giao chiến quan trọng đầu tiên này.
  Tháng 4 năm 1862, tại trận chiến Shiloh, Tướng Grant giành thắng lợi cho bên Liên minh và bên Ly khai bắt đầu kêu gọi buộc nam giới nhập ngũ. Ba năm sau đó là liên tục các đòn phản công, trong đó có trận thắng mang tính quyết định của bên Liên minh dưới sự chỉ huy của Tướng Lee trong trận Gettyburg vào tháng 7 năm 1863. Mặc dù vậy, rốt cuộc chiến tranh cũng nhanh chóng kết thức bằng phần thắng của bên Liên minh trong trận Petersburg vào tháng 3 năm 1865. Chiến sự chấm dứt vào tháng 5.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhân vật lịch sử, ai cập cổ đại

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Cuộc nổi loạn Nghĩa hòa đoàn (1900) [Chiến tranh]

Cuộc nổi loạn Nghĩa hòa đoàn (1900)

  Cuộc nổi dậy chống lại tác động của nước ngoài ở Trung Quốc. Vào cuối thế kỷ XIX, văn hóa châu Âu và châu Mỹ đang thâm nhập khắp đất nước Trung Hoa.
  Những người yêu nước Trung Quốc thành lập một hội gọi là Nghĩa hòa đoàn.
Năm 1900, Từ Hi Thái hậu (khoảng năm 1834-1908) chủ mưu cuộc nổi loạn Nghĩa hòa đoàn. Các sứ thần châu Âu và Hoa Kỳ bị vây hãm ở Bắc Kinh. Ngày 14 tháng 8, một lực lượng trừng phạt quốc tế chiếm Bắc Kinh giải phóng các tòa công sứ. Tuy nhiên, hàng nghìn nhà truyền giáo và những người cải đạo thiên chúa người Trung Quốc đã bị Nghĩa hòa đoàn ám sát và Trung Quốc chấp thuận trả tiền bồi thường.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhân vật lịch sử, abraham lincoln

Cuộc mua bán Louisiana (1803) [Xã hội]

Cuộc mua bán Louisiana (1803)


  Tỉnh Lusiana đã bị người Pháp chiếm làm thuộc địa vào đầu thế kỷ 18, nó được nhượng lại cho người Tây Ban Nha vào năm 1762 và được trả lại Pháp vào năm 1800. Tổng thông Thomas Jefferson, thông qua Bộ trưởng James Monroe đàm phán việc mua mảnh đất 2,1 triệu km2 của Pháp với giá 11.250.00USD. Việc mua Luisiana nhằm cung cấp khu vực trồng trọt, làm giảm căng thẳng giữa dân định cư và Pháp. Mỹ đã tăng gấp đôi phạm vi.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ai cập cổ đại, abraham lincoln

Cuộc khủng hoảng phố Wall (1929) [Công nghiệp]

Cuộc khủng hoảng phố Wall (1929)

  Sự sụp đổ thị trường chứng khoán ở Mỹ vào năm 1929. Mức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ khuyến khích khả năng mua vượt quá thị trường nội địa, điều này đẩy giá cả tăng vọt. Sau đó, một số chuyên gia kinh tế quyết định mua cổ phiếu và bán non. Những nhà đầu tư khác cũng quay sang bán và giá cả giảm mạnh. Chỉ trong một ngày 29/10 ngày thứ 3 đen tối 16 triệu cổ phiếu được trao đổi và 10 tỷ đô la giá trị cổ phiếu hoàn toàn mất trắng. Cuộc khủng hoảng này khiến vô số người bị phá sản và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 2 triệu người trong 6 tháng. Các ngân hàng trên khắp thế giối đóng cửa, không có khả năng trả cho người gửi tiền. Cuộc khủng hoảng bắt đầu thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu gọi là cuộc Đại suy thoái.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: những thiên tài của thế giới, ai cap co dai

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Cuộc khủng hoảng kênh đào Suez (1956) [Chính trị]

Cuộc khủng hoảng kênh đào Suez (1956)

  Cuộc xung đột xuyên quốc gia về kênh đào Suez ở Ai Cập. Kênh đào Suez là hành lang quan trọng cho các tàu chả dầu, đồng thời là tâm điểm của cuộc tranh chấp trên phạm vi quốc tế từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1956. Anh và Pháp, đồng kiểm soát kênh đào, gây tranh chấp với Tổng thông Ai Cập Nasser, tiếp đến là Mỹ; Anh rút khỏi dự án xây dựng đập cao Aswan của Ai Cập. Nasser trả đũa bằng cách quổc hữu hóa kênh đào và giành quyền kiểm soát Công ty kênh đào Suez. Tháng 10 năm 1956, quân đội Israel xâm lấn Ai Cập và chiếm được khu vực kênh đào. Liên hợp quốc lên án hành động này và cho rút quân đội châu Âu trong tháng 12.



Cuộc khởi nghĩa của nông dân (năm 1381) [Chính trị]

Cuộc khởi nghĩa của nông dân (năm 1381)

  Cuộc khởi nghĩa của nông dân Anh chống lại việc áp đặt thuế bầu cử. Thuế bầu cử được áp đặt năm 1381 và luật người lao động bắt đầu nổi dậy, tập trung ở các tỉnh Đông Nam và Đông Anglia. Cuộc khỏi nghĩa kéo dài gần một tháng khiến chính quyền Richard II phải kinh ngạc. Cầm đầu cuộc khởi nghĩa là Wat Tyler, người Ken-tơ dẫn đoàn người tiến về Luân Đôn và đụng độ quân hoàng gia tại Miỉe End. Trong khi đó, một nhóm Llxác chiếm được. Tòa tháp Luân Đôn và treo cổ Tổng giám mục Simon của Sudbury và Robert Hales. Vua trẻ tuổi Richard II đã trấn áp họ bằng cách hứa hẹn đáp ứng các yêu sách của họ. Richard sau đó đã không giữ lời hứa và đàn áp họ thẳng tay tại Luân Đôn. Tháng 6, quân nổi loạn ở Đông Anglia bị Henry le Despen-ser, Giám mục Norwich đánh bại.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ai cap co dai, tổng thống mỹ Abraham Lincoln

Cuộc chiến tranh giành ngai vàng Tây Ban Nha (1701-1714) [Chiến tranh]

Cuộc chiến tranh giành ngai vàng Tây Ban Nha

  Chiến dịch tranh giành quyền lên ngôi vua Tây Ban Nha. Năm 1700, Louis XIV của Pháp tuyên bố lên ngôi vua Tây Ban Nha nhân danh người cháu trai là Phillip V. Cuộc chiến tranh vẫn nổ ra bất chấp Hiệp định phân chia chỉ rõ ngai vàng Tây Ban Nha thuộc về Charleổ của nưốc Áo (sau này là Hoàng đế La Mã thần thánh, Charles VI). Pháp, Tây Ban Nha và Bavaria chống lại quân liên minh gồm có Áo, Anh, Đan Mạch, Hà Lan vắ Thổ Nhĩ Kỳ. Quận công xứ Marlborough, John Churchill (1650-1722) đóng vai trò chủ chốt trong cuộc chiến tranh này.
  Năm 1704, trận chiến Blenheim nổ ra. Quân Pháp tấn công vào Viên nhằm kết thúc chiến tranh, song quân liên minh dưới quyền chỉ huy của Quận công xứ Marlborough và Eugene xứ Savoy chặn đứng và đánh bại họ. Malborough giành thắng lợi một lần nữa tại Ramillies vào năm 1706, Oudenaarde năm 1708 và Malplaquet năm 1709. Các hiệp định hòa bình được ký năm 1713 và 1714.

Đọc thêm tại:


Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Cuộc di cư lớn (1835 - 1840) [Khai phá & chế ngự]



  Chuyến di dân của người Phi gốc Hà Lan khỏi mũi Hảo Vọng. Sau khi nô lệ của họ được giải phóng (1833) và đất đai được trả lại cho các tộc người châu Phi (1836), các gia đình người Hà Lan chuyển đến phương Bắc để tránh sự kiểm soát của người Anh. Pieter Retief và Andries dẫn đầu đoàn người đến định cừ ở Natal (1838 - 1839). Các trại phòng thủ quá họ quá mạnh khiến người Zulu không thể tấn công và họ định cư được ở bò biển phía Đông.

Đọc thêm tại:

Cuộc chiến thành Troy [Chiến tranh]

Cuộc chiến thành Troy


  Cuộc chiến trành Troy là một sự kiện lịch sử đi vào huyền thoại bởi sự kiện đã xảy ra từ rất lâu rồi. Trên thực tế, các nhà sử học vẫn bất đồng quan điểm về một số điểm. Thành Troy, hay còn được gọi là Ilium, nằm ở bờ biển phía tây Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn Hy Lạp cổ đại. Theo sử thi Iliad của Homer thì người Hy Lạp bao vây thành Troy để đòi lại Helen-người đã chạy trốn cùng vối người yêu là Paris-hoàng tử thành Troy. Cuối cùng người Hy Lạp đã vào được thành bằng mưu ngựa gỗ và cướp Helen trở về Sparta. Sự kiện diễn ra khoảng năm 1184 trước Công nguyên.

Đọc thêm tại:


Cuộc chạy đua vũ trụ (thập niên 1950- 1960) [khai pha & chế ngự]

Cuộc chạy đua vũ trụ (thập niên 1950- 1960)

  Thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự ganh đua giữa Liên Xô lúc bấy giờ và nưóe Mỹ trong hoạt động khai phá vũ trụ. Từ giữa thập niên 1950, hai cường quốc đã phóng thành công 5.000 vệ tinh nhân tạo và tàu thăm dò vũ trụ, hành tinh và mặt trăng không người lái cũng như rất nhiều chuyến bay có phi hành gia.
  Cuộc ganh đua bắt đầu khi Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên, Sputnik 1 vào ngày 4/10/1957. Ngày 31/1/1958, Mỹ phóng Explorer 1. Chương trình chế ngự vũ trụ bằng tàu có người lái đánh dấu sự ganh đua leo thang. Ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin trên tàu Vostok 1 thực hiện thành công chuyến bay vòng quanh quỹ đạo trái đất. Đồng thời, Liên Xô dẫn đầu với thành tựu về tàu vũ trụ Luna 1 phóng năm 1959, trở thành quốc gia đầu tiên có tàu vũ trụ có người lái ra khỏi lực hấp dẫn của trái đất và bay qua mặt trăng. Tàu Luna 2 đâm vào mặt trăng, song đến Luna 3 (tháng 10/1959) đã chụp được ảnh của phía bên kia của mặt trăng. Khi Liên Xô phóng Luna 9 lên mặt trăng (1966), Mỹ cũng phóng nhiều tàu vũ trụ và thu thập được nhiều bức ảnh và thông tin về bề mặt mặt trăng. Ngày 20 tháng 7 năm 1969, Mỹ đưa hai người lên mặt trăng, và thực hiện 5 lần đổ bộ tiếp theo đó trước khi chương trình vũ trụ bị cắt giảm năm 1972.

  Những chuyến thám hiểm khác vào không gian cũng đều cho thấy khả năng khám phá các hành tinh, bắt đầu từ Mariner 2 (Mỹ vào năm 1962), đã bay qua sao Kim, và tiếp tục với Venera 3 và Venera 4 (của Liên Xô năm 1966 và 1967). Từ năm 1981, Mỹ tập trung vào tàu con thoi có phi hành gia và có thiết bị nghiên cứu, song chuyến bay bị hoãn lại ngay sau một vụ nổ phá hủy Challenger và toàn bộ phi hành gia gồm 7 người vào năm 1986. Trạm vệ tinh của Nga Mir đã được đưa về trái đất vào nầm 2001 sau 15 năm ở ngoài vũ trụ.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử châu âu, ai cập cổ đại

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Cuộc cách mạng Hoa Kỳ (1775 - 1783) [Chiến tranh]

Cuộc cách mạng Hoa Kỳ (1775 - 1783)

  Còn được biết đến là cuộc chiến tranh giành độc lập của nước Mỹ; mâu thuẫn bắt đầu khi những người Anh sống ồ bắc Mỹ nổi dậy chống lại các chính sách của chính phủ Anh.
  Năm 1773, năm xảy ra sự kiện Bữa tiệc trà ở Boston tại Cảng Boston. Đó là cuộc biểu tình của những người phản đối nỗ lực của quốc hội Anh nhằm áp dụng mức thuế đôi với mặt hàng chè. Mục đích của khoản thuế này là nhằm gây quỹ cho lực lượng quân đội thường trực ở Bắc Mỹ nhằm chông đõ các mối nguy hiểm đối với người dân Anh. Mặc dù, chính sách đem lại kết quả trái ngược vối mong đợi, chỉ kích động những phần tử chống đối chính phủ Anh, điều này cũng có nghĩa là bắt đầu nuôi dưỡng những ý tưỏng về độc lập.
Chiến sự giữa người Anh và dân Bắc Mỹ bắt đầu vào ngày 19 tháng 4 năm 1775 khi lực lượng dân sự Massachusetts, do John Hancock và Samuel Adams chỉ huy, tấn công quân đội Anh ở Boston khi họ cố chiếm giữ các kho hàng quân đội. Trận chiến Bunker Hill xảy ra vào ngày 17 tháng 6, trận chiến đầu tiên theo đúng cách nhất, và chiến thắng thuộc về người Anh; nhưng George Washington nhanh chóng trỏ thành Tông tư lệnh của bên nhân dân Bắc Mỹ.
Hàng loạt trận đánh xảy ra trong ba năm tiếp đó, song Washington đã chứng minh được là một đối thủ ngoan cường đối với người Anh. Tiếp theo mùa đông năm (1777-1778), khi Washington lợi dụng thòi điểm suy sụp, binh lính nhó nhà đào ngũ, người Pháp nhảy vào cuộc. Sau đó người Anh liên tiếp thành công song chế độ cưỡng bách tòng quân khiến cho bè cánh trung thành xa lánh. Tưống Anh Charles Cornwallis đầu hàng năm 1781, dẫn tới các cuộc đàm phán hòa bình. Cuối cùng, Hiệp ước Paris (ngày 3 tháng 9 năm 1783) thừa nhận nền độc lập của nước Mỹ.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử châu âu, abraham lincoln

Cuộc cách mạng công nghiệp (Thế kỷ XVIII - XIX) [Công nghiệp]

Cuộc cách mạng công nghiệp (Thế kỷ XVIII - XIX)

  Cụm từ chỉ sự phát triển về kinh tế từ thập niên 1760 đến 1830, đã đưa nước Anh từ một nước có nền nông nghiệp là chủ yếu sang một nưốc công nghiệp. Điều này đồng thời cho thấy tác động xã hội của những thay đổi lớn và ảnh hưỏng trên toàn thế giới.
  Cuộc cách mạng công nghiệp hình thành, có lẽ trước hết là do một loạt phát minh, đặc biệt trong ngành công nghiệp dệt, như con thoi, máy xe nhiều sợi, máy kéo sợi và máy dệt. Cơ giới hóa phát triển đem lại rất nhiều hệ quả: ngành công nước dựa trên Cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra vào cuối thế sức người mở kỷ XIX với những phát triển mạnh mẽ trong công đường cho hệ và sản xuất thống nhà xưởng, năng suất tăng, khuyến khích cậc phát minh mới, xuất hiện sự phân chia lao động, quản lý được chuyên môn hóa và tiếp thị cần sự nhận biết mối. Một yếu tố quan trọng trong công nghiệp hóa ở khắp mọi nơi là sự xuất hiện các nguồn năng lượng mới ngoài nước - trước hết là năng lượng bằng hơi nưóc, sau đó là điện. Tại nước Anh, các con đường được nâng cấp và mạng lưói kênh đào được xây dựng, và vào năm 1825 đường xe lửa đầu tiên được khai trương. Ngành công nghiệp sắt chuyển đổi thay thế than cốc bằng than củi trong luyện kim. Những nguyên vật liệu hiện có như sắt và thủy tinh tạo ra nhiều vật dụng tiện ích mới và nhiều nguyên vật liệu mói được phát hiện ra hoặc được tạo ra, đặc biệt là các hóa chất. Cuối cùng, loài người đã chinh phục được tự nhiên. Công việc tại các nhà máy thu hút vô số người từ nông thôn nơi có ít nhất trong thế hệ có nhiều người phải chịu đựng gian khổ và điều kiện sống không lành mạnh, chật chội và thiếu các phương tiện vệ sinh.
Sự thay đổi trong xã hội cũng dẫn tới cách mạng hóa trong đời sống chính trị bằng cách thay thế địa chủ là tầng lớp chiếm ưu thế bằng các nhà tư bản công nghiệp, và sự hình thành một phong trào lao động độc lập.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: ai cập cổ đại, abraham lincoln

Cuộc binh biến Ấn Độ (1857) [Chiến tranh]

Cuộc binh biến Ấn Độ (1857)

  Cuộc khỏi nghĩa của người bản xứ chống lại người Anh ở Ấn Độ. Cuộc khởi nghĩa được đặt tên là Cuộc binh biến Ấn Độ, Cuộc nổi dậy của lính Ấn, hay Cuộc nổi dậy, vì người Anh cho đây là một cuộc nổi dậy của những người phản bội. Tác nhân của cuộc nổi dậy này là sự xuất hiện một loại giấy bọc mới. Tín đồ Hồi giáo tin rằng họ dùng mỡ lợn để dính nó lại, và tín đồ Ân Độ giáo nghĩ rằng họ dùng mỡ bò, do đó gây ra sự chông đối vì niềm tin tôn giáo của họ. Cuộc nổi dậv đã bị dập tắt, song nó dẫn tói sự sụp đổ của Công ty Đông Ấn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các tôn giáo trên thế giới, ai cap co dai

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Cuộc bao vây Antioch (1098) [Chiến tranh]

Cuộc bao vây Antioch (1098)

  Cuộc bao vây trong cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất. Antioch - thủ đô cổ của vương quốc Xiri thuộc Hy Lạp, nay là thị trấn Antakya của Thổ Nhĩ Kỳ. Antioch trở thành trung tâm đầu tiên của đạo Cơ đốc dưới thời kỳ cai trị của La Mã, nhưng sau đó rơi vào tay người Á rập vào năm 637 sau khi đế chế La Mã sụp đổ. Năm 1908, cuộc
  Thập tự chinh lần thứ nhất bắt đầu từ Tây Âu năm 1096 đã tới Antioch. Những người Hồi giáo đã đầu hàng quân thập tự sau một cuộc bao vây kéo dài 5 tháng.

Cuộc bạo động Satsuma (1877-1878)[Chiến tranh]

Cuộc bạo động Satsuma (1877-1878)

  Thời Trung cổ, xã hội Nhật Bản bị phân chia theo giai cấp; 92% dân số là thường dân, 8% còn lại thuộc tầng lớp thống trị trong xã hội phong kiên (tầng lớp quân nhân Samurai). Những ai thuộc 8% này luôn luôn mang theo một thanh bảo kiêm để chứng tỏ giai cấp quý tộc của mình. Khoảng năm 1700, cuộc khủng hoảng tiền tệ nô ra báo hiệu sự sụp đổ của tầng lốp quý tộc. Họ nỗ lực để duy trì quyền lực. Cố gắng cuối cùng của Samurai được thể hiện bằng cuộc bạo động Satsuma khôi phục thế lực.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ai cap co dai, tổng thống mỹ Abraham Lincoln

Cuộc đột kích Bastille (1789) [Chiến tranh]

Cuộc đột kích Bastille (1789)

  Pháo đài, nhà tù Bastille ở Pháp được vua Charles V (1370) xây dựng và được sử dụng để giam giữ tù nhân trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Năm 1789, vua Louis XVI đã gây ra tình trạng náo loạn khi cách chức bộ trưởng Necker, và sự sợ hãi bắt đầu tăng lên về việc nhà vua có thể giải tán quốc hội. Bạo động bắt đầu từ ngày 12 tháng 7 và Công xã Paris thành lập ngay sau đó, như Đội bảo vệ quốc gia do Marquis de Laiayette. Bastsille bị đột chiếm vào ngày 14 tháng 7 nhằm cướp đạn dược cho trận đánh đang diễn ra ở khắp nước Pháp.

Đọc thêm tại:


Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Cuộc đổ xô đi tìm vàng ở California (1848-1849) [Xã hội]

Cuộc đổ xô đi tìm vàng ở California (1848-1849)


  Một trong những cuộc di dân ồ ạt nhất trong lịch sử. Ngày 24 tháng 01 năm 1848, James Marshall phát hiện có vàng ỏ Sutters Mill tại Sacramento. Khi điều này được công khai, thì những cuộc đổ xô đi tìm vàng bắt đầu, với hơn 90,000 người tìm đường tới California trong hai năm sau đó. Bằng cả đường bộ và đường biển, họ đi vòng qua mũi Hảo Vọng hoặc xa về phía nam là kênh đào Panama. Mục đích của họ không phải là tới định cư ở California mà để tìm vàng; họ được biết đến là những người của năm 1849. Điều tra dân số của năm 1850 cho thấy 90% dân số ở vùng đất Califbrnia mới phát hiện là nam giới, trong đó 73% ỏ độ tuổi từ 20 đến 40.

Đọc thêm tại:

Cuộc đánh phá La Mã (năm 410 trước CN) [Xã hội]

Cuộc đánh phá La Mã (năm 410 trước CN)

  Người Visigoths di cư về phía Tây và trở thành tay sai của La Mã dưới sự cai trị của Theodosius I. Alaric lên ngai vàng khi Theodosius chết vào năm 395 sau Công nguyên. Ông lãnh đạo những người Visigoths đánh phá Hy Lạp, và xâm chiếm Italy vào năm 402 sau Công nguyên. Ông tạm thời liên minh với La Mã nhưng khi hoàng đế Arcadius qua đời (năm 408 sau Công nguyên), hoàng đế mối Honorius phá vỡ hiệp ước. Alaric xâm lược Italy và vây hãm La Mã. ông chiếm và đánh phá La Mã vào năm 410 sau Công nguyên.

Đọc thêm tại:


Cuộc Đại suy thoái (1929 - 1939) [Xã hội]

Cuộc Đại suy thoái (1929 - 1939)

  Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất từng xảy ra, bắt nguồn từ nước Mỹ và lan rong thành suy giảm kinh tế toàn cầu, giáng một đòn mạnh vào hai nưốc châu Âu mắc nợ Mỹ nhiều nhất là Anh và Đức 6 triệu người Đức thất nghiệp. 11.000 ngân hàng Mỹ phá sản và số người thất nghiệp lên tới khoảng 12 đến 15 triệu người. Sản lượng hàng hóa của năm 1932 chỉ bằng 54% của năm 1929 và trao đổi hàng hóa giữa các nước giảm xuống còn một nửa. Các nước phải áp đặt hàng rạo thuế quan và hạn ngạch cho hàng nhập khẩu từ nước ngoài.. Cuộc khủng hoảng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự lên ngôi của Adolf Hitler ở Đức, người đã chấm dứt cuôc khủng hoảng bằng các dự án lao động công cộng và phát triển ngành chế tạo đạn dược.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhân vật lịch sử, ai cập cổ đại

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Constantinople [Khai phá & chế ngự]

Constantinople

  Thủ phủ cũ của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ và La Mã ở phượng Đông, bây giờ là Istanbul, được sáng lập bởi Constantine Vĩ đại, vị hoàng đê đầu tiên theo đạo Cơ đốc. Thành phố nằm ở vị trí của thành Byzantium cổ và là nơi đặt bộ máy chính quyền của đế chế từ năm 330 trước Công nguyên. Giống như La Mã, Constantinople được xây dựng trên bảy quả đồi và kiến trúc phòng thủ tinh vi của thành phố này đã giứp nó chống đỡ được hàng loạt các cuộc vây hãm. Thành phố bị chiếm đóng hai lần bỏi đội quân Thập Tự chinh lần thứ tư (1203-1204), một lần bởi quân Hy Lạp (1261) và cuối cùng rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ nãm 1453.

Đọc thêm tại: http://nguoiquyetdinh.blogspot.com/2015/01/cuoc-ai-suy-thoai-1929-1939-xa-hoi.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhân vật lịch sử, abraham lincoln

Con đường tơ lụa [Khai phá & chế ngự]

Con đường tơ lụa

  Con đường giao thương thời cổ đại nối Trung Quốc với phương Tây. Hàng trăm đoàn lữ hành đi trên con đường dài 4.000 dặm bắt đầu từ Sian và đi theo đường Vạn lý trường thành, vòng qua sa mạc Takla Makan, vượt qua dãy núi Pamir, băng qua Afghanistan và kết thúc hành trình ở Levant. Con đường này dùng để vận chuyển lụa từ phương Đông và len, vàng và bạc từ phương Tây. Hàng hóa được vận chuyển từ Levant qua Địa Trung Hải.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ai cập cổ đại, abraham lincoln

Claudius Galen (129 - 199 TCN) [Khoa học & công nghệ]

Claudius Galen (129 - 199 TCN)

  Thầy thuốc người Hy Lạp cổ đại. Hy Lạp thời cổ đại, y dược bị coi là một linh vực mê tín. Galen là người đầu tiên đặt ra cơ sở lý thuyết về cơ chế hoạt động của cơ thể người. Ong tiến hành thí nghiệm trên động vật và con người để tìm hiểu một cách tôi đa. Ông đã khám phá ra rat nhiều điều đơn giản vì chưa ai khác được chứng kiến những điều đó. Thuyết 4 tính cách con người của ông còn được tiếp tục công nhận ở nhiều thê kỷ sau.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: những thiên tài của thế giới, ai cap co dai

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Claude Monet (1840-1926) [Nghệ thuật & văn hóa]

Claude Monet (1840-1926)

  Họa sỹ người Pháp. Người sáng lập ra Chủ nghĩa ấn tượng, được đặt tên theo tiêu đề một bức tranh của ông, ấn tượng: Bình minh (1872), Monet có tính cách giáo điều ủng hộ nguyên tắc khoa học. Mặc dù ông đã bắt đầu khởi nghiệp là một người vẽ tranh biếm họa, cố vấn Eugene Boudin (1824-98) nhanh chóng hướng ông sang tranh phong cảnh ngoài trời, thể loại mà ông sẽ giữ trung thành. Thậm chí khi tác phẩm của ông được hâm mộ rộng rãi từ năm 1890 về trước, tiêu điểm nghệ thuật của Monet có vẻ thu hẹp: những tác phẩm ỏ những năm cuôì đòi của ông phần lớn là loạt tranh sơn dầu trên vải vẽ bông súng được lưu giữ trong vườn ở Giverny, ngoại ô Pari.



Chính sách “Bên miệng hố chiến tranh” [Chính trị]

Chính sách “Bên miệng hố chiến tranh”

  Chính sách đối ngoại của Mỹ nhằm đẩy các bên đối lập đến miệng hố chiến tranh. Là Bộ trưởng bộ nội vụ Mỹ (1953-59) khi ớ giai đoạn đầu cuộc Chiến tranh lạnh, John Foster Dulles phát triển chính sách “Bên miệng hố chiến tranh” nhằm gây ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán, đặc biệt là với Liên Xô. ông đe dọa tấn công bằng hạt nhân quy mô thật nhằm ngăn cản bất cứ hành động chống đối nào tới lợi ích của nước Mỹ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ai cap co dai, tổng thống mỹ Abraham Lincoln

Christopher Columbus (1451 - 1506) [Khai phá & chế ngự]

Christopher Columbus (1451 - 1506)

  Nhà hàng hải người Italy Columbus nổi tiếng nhờ chuyến vượt Đại Tây Dương về hướng Tây mong tìm ra một tuyến đường biển sang châu Á, nhưng lại tình cờ đặt chân lên một hòn đảo vùng Caribê. Đây được coi là lần đặt chân đầu tiên của người châu Âu đến châu Mỹ. Dựa vào nghiên cứu và những chuyến đi thực tế, ông tin chắc rằng có thể tìm ra con đường ngắn hơn sang châu Á nếu đi biển về hướng Tây. Khoảng năm 1485, ông chuyển đến sinh sông ở Tây Ban Nha sau một thời gian dài kiên trì thuyết phục Nữ hoàng Isabella và Ferđinand V xứ Castile ủng hộ chuyến thám hiếm của mình. Ba chiếc tầu nhỏ được hạ thủy tháng 8 năm 1492. Thủy thủ đoàn lo ngại rằng họ sẽ lao ra tận rìa trái đất, nhưng sau rất nhiều gian nan, họ đã cập bờ, vùng đất đó có thể là San Salvador hoặc Samaca Cay. Trong 3 chuyến vượt biển tiếp theo, Columbus đến Trung và Nam Mỹ, dẫn đầu một toán người đổ bộ vào vùng của sông Oricono và thiết lập hàng loạt các khu chiếm đóng trong sự đón tiếp thường là thân thiện của thổ dân bản xứ.

Đọc thêm tại:


Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Christiaan Barnard (sinh năm 1922) [Khoa học & Công nghệ]

Christiaan Barnard (sinh năm 1922)

  Nhà phẫu thuật người Nam Phi. Ngày 3 tháng 12 năm 1967, người đi đầu trong lĩnh vực tim mạch, bác sĩ Christiaan Barnard đã thực hiện thành công một ca ghép tim người đầu tiên cho một bệnh nhân 54 tuổi. Cuộc phẫu thuật được thực hiện tại Bệnh viện Groote Schuur, Nam Phi và bệnh nhân đã sống 18 ngày.


Đọc thêm tại:

Christiaan Huygens (1629-1695) [Khoa học& công nghệ]

Christiaan Huygens (1629-1695)

  Nhà vật lý và thiên văn học người Hà Lan. Huygens đã tạo ra chiếc đồng hồ quả lắc đầu tiên dựa trên nguyền lý của Galileo. Ông cũng là người đầu tiên cho rằng ánh sáng có thể là dạng sóng, chứ không phải là phân tử; mặc dù điều này lúc đó đã được xem là cả hai dạng. Với cương vị một nhà thiên văn học, Huygens đã cố gắng nâng cấp kính viễn vọng một phát minh của Hans Lippershey (1570-1619) và khám phá ra vành đai sao Thổ.

Đọc thêm tại:


Chế độ tam hùng (60 TCN và 43 SCN) [Xã hội]

Chế độ tam hùng (60 TCN và 43 SCN)

  Chế độ cai trị trong La Mã cổ đại gồm có ba người. Cụm từ được áp dụng đối với liên minh chính trị giữa Pompei Đại đế, Julius Caesar và Marcus Crassus, hay được biết đến là Chế độ tam hùng lần thứ nhất. Chế độ tam hùng lần thứ hai tiếp ngay sau vụ ám sát Caesar và phân chia chính quyền La Mã cho Octavian (sau là Hoàng đế Augustus), Mark Antony và Marcus Lepidus. Chế độ tam hùng lần thứ hai tan rã vào năm 32 trựớc Công nguyên sau cuộc nội chiến ở La Mã.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử châu âu, ai cập cổ đại

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Chế độ phong kiến châu Âu (VIII - XTV) [Xã hội]

Chế độ phong kiến châu Âu (VIII - XTV)

  Hình thái chính trị và quân sự ở Tây Âu, trong đó nhà vua phong đất cho các lãnh chúa để đổi lấy lòng trung thành của họ. Hình thái này được xuất hiện đầu tiên ỏ vương quốc Frankish vào thế kỷ VIII, sau đó nó lan rộng dần cùng sự xâm chiếm của Frankish vào Bắc Y, Tây Ban Nha, Đức và các xứ nói tiếng Slavơ. Sau khi người Norman chinh phục nước Anh năm 1066, chế độ sự xuất hiện chế độ phong kiến thời Trung cổ bao gồm các lãnh chúa cấp đất cho nông nô để đổl tại sự trung thành và phục dịch của họ phong kiến được áp đặt ỏ vương quốc này cùng với Scotland và Ireland. Tiếp đó các hiệp sĩ thánh chiến lại mang nó đến vùng Gận Đông. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc ỏ chế độ phong kiến, nhưng đến thế kỷ XIII, những người đi lính bắt đầu được trả lương. Thế kỷ XIV, phong kiến chấm dứt vai trò là một thế lực chính trị - xã hội. Khái niệm chế độ phong kiến cũng dùng để mô tả cơ cấu xã hội 3 giai cấp thời Trung cổ, trong đó vua chúa là đắng cấp cao nhất và thấp nhất là nông nô, chỉ hơn nô lệ đôi chút.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử châu âu, abraham lincoln