Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Chủ nghĩa xã hội [Chính trị]

Chủ nghĩa xã hội

  Phong trào chính trị có quan điểm cho rằng sở hữu cá nhân và phân phối thu nhập tùy thuộc vào sự quản lý xã hội chứ không bằng lực lượng xã hội. Thuật ngữ này được sử dụng bao quát toàn bộ phạm vi trên diện rộng từ tình trạng vô chính phủ tới dân chủ xã hội. Cũng tương tự như vậy, những quan điểm xã hội rất đa dạng từ niềm tin rằng tất cả hoặc hầu hết các ngành công nghiệp phải chịu sự kiểm soát của nhà nước hơn là một chính phủ phân cấp quản lý của thị trường tự do.
  Cụm từ này lần đầu tiên được đưa ra vào thế kỷ thứ XIX ở Pháp, mặc dù đã có những triết gia như Plato đưa ra những ý tưởng về chủ nghĩa xã hội ngay từ thời kỳ đầu. Nhà tư bản công nghiệp Robert Owen được coi là người khởi đầu cho chủ nghĩa xã hội Anh vối quan điểm về một nền kinh tế tự do cạnh tranh có lợi cho tất cả. Năm 1848, Karl Marx và Friedrich Angels xuất bản cuốn sách Bản tuyên ngôn về chủ nghĩa cộng sản đưa ra ý tưỏng về “chủ nghĩa xã hội khoa học” trong đó giai cấp công nhân nắm quyền trước chủ nghĩa tư bản và cơ cấu nhà nước tư bản sụp đổ. Nhiều đảng xã hội hồ nghi về việc chủ nghĩa tư bản bị sụp đổ và ủng hộ chủ nghĩa xã hội tự do hơn. Bối cảnh trở nên phức tạp hơn vào thế kỷ XX. Chủ nghĩa xã hội tập trung của Liên Xô dựa trên những nguyên tắc cộng sản nghiêm khắc cho tới khi tái thiết dưới thời Gorbachev. Các chính phủ xã hội phi cộng sản ở Thụy Sĩ và Anh đưa ra hệ thống phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo tiêu chuẩn cuộc sống cơ bản tối thiểu cho tất cả ngưòi dân.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét