Một trường phái nghệ thuật có sức thuyết phục mạnh mẽ châu Âu đặc biệt là ở Đức trong những năm 1901 - 1930. Những người đầu tiên có
cảm hứng nghệ thuật biểu hiện là những họa sĩ phản đối trường phái ấn tượng của
Vincent Van Gogh (1853 - 1890) và Paul Gauguin (1848 - 1903). Họa sĩ người Na
Uy, Edvard Munch (1863 - 1944), tác giả bức Tiếng thét cũng là một trong những
người có ảnh hưởng đến trường phái nghệ thuật này. Mặc dù kỹ thuật và hình thức biểu hiện gây nhiều bất ngờ
nhưng trường phái ấn tượng thực tế lại rất bảo thủ trong mục đích nghệ thuật:
đó là diễn tả sự vật một cách chân thực như mắt thấy. Những cố gắng nhằm xuyên thấu biểu hiện bên ngoài để thấy cảm xúc chân thực bên
trong sự vật của Van Gogh có thể có chút ít điểm chung với xu hướng bóp méo ngoại
cảnh của Gauguin - người ngày càng thiên về phong cách đơn giản. Tuy nhiên cả
hai đều cố gắng khắc phục những điểm họ coi là khiếm khuyết Chủ nghĩa biểu hiện tìm thấy tiếng nói phản kháng chống
chủ nghĩa ấn tượng như trong các tác phẩm của họa sĩ Paul Gauguin của trường phái ấn tượng, ngày càng có nhiều họa sĩ
trẻ chia sẻ quan điểm này. Những họa sĩ Pháp bị lôi cuốn
bồi phong cách của Henri Matisse (1869 - 1965), các tác phẩm của họ có đặc tính chung là ánh sáng dữ dội và màu sắc tương phản, khác hẳn với phong cách hiện thực cổ điển. Dữ dội hơn nữa là những bức tranh sơn dầu của các họa sĩ Đức thuộc trường phái “Cây cầu” (Die
Brucke), mà người đứng đầu là Ernst Ludwig Kirchner (1880 - 1938). Sự rạn nứt ghê gớm về mầu sắc và đường nét trong các tác phẩm của ông thể hiện niềm khao khát
phá vỡ trạng tháỉ tinh thần. Phát xít đàn áp chủ nghĩa
biểu hiện, coi nố là sự suy đồi và trục xuất các họa sĩ,
chính điều đó đã tạo điền kiện cho xu hướng nghệ thuật này được truyền bá ra nước ngoài. Nhò thế, sau khi tới
Luân Đôn năm 1938, họa sĩ thiên tài người Áo, Oskar Kokoschka (1886 - 1980) đã phát triển được trường
phái biểu hiện ở Anh.
Đọc thêm tại: http://nguoiquyetdinh.blogspot.com/2015/01/chu-nghia-hau-tuong-trong-hoi-hoa-1910.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: những thiên tài của thế giới, tổng
thống mỹ Abraham Lincoln
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét