Vào giữa thế kỷ XIX, Việt Nam là mục tiêu xâm lược của
thực dân phương Tây. Năm 1858, tàu chiến Pháp đã bắn đại bác vào Đà Nẵng, báo
hiệu một cuộc xâm lược mới. Đến 1883, thực dân Pháp chiếm được và thống trị
toàn lãnh thổ Việt Nam và Đông Dương.
Vốn có truyền thống chống ngoại xâm và ý thức độc lập
dân tộc, Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập, nhưng do
chưa có đường lối đúng đắn nên hầu hết các phòng trào đều bị thất bại hoặc chỉ
tồn tại được một thời gian ngắn ngủi. Phải đến những năm 1930, dưới sự lãnh đạo
của tổ chức Cộng sản, Việt Nam đã tiến hành cuộc cách mạng theo kiểu mới thì cuộc
đấu tranh giành độc lập mới đi đúng qũy đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày
3-2-1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh
đạo đã tiến hành cuộc đấu tranh trường kỳ lâu dài và gian khổ suốt mấy chục
năm, giành được độc lập vào tháng Tám năm 1945. Ngày 2-9, Hồ Chí Minh đọc Tuyên
ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưtig ngay sau đó,
Pháp quay trở lại. Ngày 19 - 12 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến, các lực lượng quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tạm
rút lên các căn cứ tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ, kẹt
thúc bằng thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Pháp phải dầu hàng
ngày 7-5-1954.
Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ký Hiệp định
Geneve vào tháng 7-1954, kết thúc cuộc kháng chiến chín năm của nhân dân Việt Nam chống Pháp xâm lược.
Theo Hiệp định, Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam, Lào và Campuchia. Việt
Nam tạm thời chia làm hai miền Nam-Bắc, với đường giới tuyến là Vĩ tuyến 17 và
sẽ tổng tuyển cử sau đó hai năm. Thế nhưng, ở miền Nam, chính quyền thân Mỹ đã
phá hoại Hiệp định, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước. Tại miền Nam, nhân dân đã
đồng loạt nổi dậy mà đỉnh cao là phong trào Đồng khởi, dưới sự lãnh đạo của Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, khởi đầu là tỉnh Bến Tre vào năm
1959. Miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chi viện rất nhiều sức người, sức của cho miền Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh lịch
sử. Năm 1963, chính quyền ngụy ở 60% lãnh thổ miền Nam đã bị tiến công.
Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào Việt Nam, trang bị rất
nhiều thiết bị chiến tranh, vũ khí, đô la và cả cố vấn quân sự cho chính quyền
ngụy Sài Gòn. Tháng 8-1964, xảy ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” - Tổng thông Mỹ
L.Johnson vu cáo miền Bắc Việt Nam tấn công các tàu chiến Mỹ. Kế hoạch mở rộng
chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam được Quốc hội Mỹ thông qua. Ngày 5-8-1964, Mỹ
đưa lực lượng không quân tấn công miền Bắc Việt Nam. Tháng 3-1965, tàu ngầm Mỹ
vào cảng Đà Nẵng. Mỹ đổ quân vào miền Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến
1968, không quân Mỹ ném bom toàn miền Bắc và đặc biêt ác liệt ở miền Trung với
mục đích cắt đứt tuyến đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
Vũ khí tối tân cùng công nghệ chiến tranh và trên 55
vạn quân Mỹ cũng các nước chư hầu của Mỹ vẫn không thể giúp Mỹ thoát khỏi tổn thất. Mỹ đã thua lớn tại
nhiều vùng ở Nam Việt Nam. Tết Mậu Thân năm 1968, quân và dân miền Nam mở cuộc
tổng tiến công và nổi dậy ồ khắp nơi khiến Mỹ và cả nhiều nước trên thế giới phải
sửng sốt. Chính những cảnh tượng về cuộc chiến được phát trên ti vi, sóng phát
thanh và trên báo chí đã khiến cho người dân Mỹ và nhiều nước trên thế giới
nghi ngờ về hiệu quả đường lối quân sự của tổng thông Mỹ Johnson và có những
nhìn nhận đúng, tích cực về cuộc chiến. Johnson buộc phải từ chối ứng cử tổng
thống khóa tiếp và ngồi vào bàn đàm phán hòa bình. Cũng chính năm 1968, Hội nghị
về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được bắt đầu tại Paris.
Tháng 11-1968, Richard Nixon được bầu làm tổng thông
mới của Mỹ. Lúc này, số quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã lên đến trên
550.000. Dù đã áp dụng “Việt Nam hóa chiến tranh” nhưng quân đội Mỹ cũng không
thể tránh khỏi tổn thất nặng nề. Phong trào chông chiến tranh Việt? Nam của người
dân Mỹ dâng cao càng làm cho tinh thần của quân đội Mỹ sa sút. Tuy vậy, Mỹ vẫn
ngoan cố theo đuổi chiến tranh, mở rộng sang Campuchia (1970) và Lào, nhằm
vào đường mòn Hồ Chí Minh. Tháng 3- 1972, quân giải phòng miền Nam lại mở những
cuộc tiến công mới. Để chống trả, Mỹ mở cuộc ném bom dữ dội ra miền Bắc, đặc biệt
là đợt ném bom ác liệt 12 ngày đêm hủy diệt Hà Nội bằng máy bay B.52 tháng
12-1972. Nhưng, không quân Mỹ đã bị thất bại nặxig nề. Dù không tránh khỏi tổn
thất, nhưng miền Bắc Viêt Nam đã thắng lợi và chiến thắng oanh liệt được coi là
“Điện Biên Phủ trên không” của quân dân miền Bắc đã vào lịch sử. Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris dầu năm 1973, rút hết
quân đội về nước. Tuy nhiên, Mỹvẫn tiến hành “Việt Nam hóa” cuộc chiến, tăng cường cung cấp vũ khí, phương
tiện chiến tranh, tài chính và cố vấn Mỹ để chính quyền
bù nhìn ngụy ở miền Nam tiếp tục cuộc chiến. Thất bại nặng nềở miền Nam Việt Nam và sau vụ Watergate, Nixon buộc phải từ chức. Tổng thông mới
là Gerald Ford không còn sức mạnh chính trị để củng cố chính quyền ngụy Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, quân và dân Việt Nam mở chiến dịch Mùa xuân và tiếp đó là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tấn công, giải
phóng Sài Gòn ngày 30-4-1975 và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thông nhất đất nước, đánh bại cuộc chiến của Đế quốc được coi là mạnh nhất với trên nửa triệu quân
tham
chiến, được trang bị hiện đại và trên 300 tỷ đô la.
Có khoảng trên 55.000 binh lính Mỹ đã thiệt mạng. Với hai lần đại thắng (chiến dịch Điện Biên Phủ - 7/5/1954 và Đại thắng mùa xuân năm 1975), Việt Nam
đã kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh 30 năm, chấm dứt vĩnh viễn sự thống trị của ngoại bang, đưa non sông
về một mối. Thắng lợi vĩ đại này của nhân dân Việt Nam đã ghi tạc mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc và được sự thừa nhận của toàn nhân
loại.
Đọc thêm tại:
Đọc thêm tại:
- http://nguoiquyetdinh.blogspot.com/2015/01/chien-tranh-vung-vinh-1991-chien-tranh.html
- http://nguoiquyetdinh.blogspot.com/
- http://nguoiquyetdinh.blogspot.com/2014/09/abraham-lincoln-1809-1865-chinh-tri.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét