Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Chế độ nô lệ [ Chính trị]

Chế độ nô lệ

Đây là tình trạng bắt buộc quy phục. Chế độ nô lệ là một đặc điểm nổi bật của các nền văn minh cổ xưa kể cả ỏ Ân Độ, Trung Quốc hay La Mã. Trong thời Trung cổ, mặc dù đạo Thiên chúa đã được truyền bá rộng rãi, song chế độ nô lệ vẫn chưa bị xóa bỏ. Hồi giáo thừa nhận chế độ nô lệ từ thế kỷ thứ VII và đấng tiên tri Muhammed dạy những tín đồ trung thành của mình phải biết đốỉ xử tốt với nô lệ.
  Trong suốt thòi gian khám phá châu Phi và xâm chiếm châu Mỹ, việc buôn bán nô lệ hiện đại phát triển mạnh. Thực dân buộc dân bản địa làm việc trên đất của họ. Nô lệ châu Phi bị đem sang châu Mỹ và vùng Ca-ri- bê làm việc ở các đồn điền mói thành lập. Chế độ nô lệ trỏ thành một yếu tố không thể thiếu đốì vói thực dân Anh ở Mỹ. Đan Mạch là quổc gia châu Au đầu tiên xóa bỏ chế độ nô lệ (1792), tiếp theo đó là nước Anh (1807). Mặc dù Mỹ đã xóa bỏ chế độ nô lệ vào năm 1808, song vẫn còn gần 4 triệu nô lệ trưốc năm 1860. Nô lệ cũng có một số quyền lợi hợp pháp song chủ nô không tôn trọng những quyền đó. Nhiều hình thức như xiềng xích, đóng dấu sắt nung, cưỡng bức và giết hại nô lệ vẫn còn mặc dù bị luật pháp cấm. Cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865) đã phóng thích 4 triệu nô lệ mà nền kinh tế phía nam phụ thuộc vào.
  Cuối thế kỷ XIX, người Ả rập đặc biệt hoạt động tích cực trong việc buôn bán nô lệ ở Bắc Phi dần dần kết thúc khi các bang thuộc quyền kiểm soát của cấc nước châu Âu như nước Anh, Pháp. Năm 1926, Hiệp định về nô lệ quốc tế chính thức xóa bỏ chê độ nô lệ dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại trên thế giới, đặc biệt ở Tây phi.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ai cập cổ đại, abraham lincoln

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét