Thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự ganh đua giữa
Liên Xô lúc bấy giờ và nưóe Mỹ trong hoạt động khai phá vũ trụ. Từ giữa thập
niên 1950, hai cường quốc đã phóng thành công 5.000 vệ tinh nhân tạo và tàu
thăm dò vũ trụ, hành tinh và mặt trăng không người lái cũng như rất nhiều chuyến
bay có phi hành gia.
Cuộc ganh đua bắt đầu khi Liên Xô phóng vệ tinh nhân
tạo đầu tiên, Sputnik 1 vào ngày 4/10/1957. Ngày 31/1/1958, Mỹ phóng Explorer
1. Chương trình chế ngự vũ trụ bằng tàu có người lái đánh dấu sự ganh đua leo
thang. Ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin trên tàu Vostok
1 thực hiện thành công chuyến bay vòng quanh quỹ đạo trái đất. Đồng thời, Liên
Xô dẫn đầu với thành tựu về tàu vũ trụ Luna 1 phóng năm 1959, trở thành quốc
gia đầu tiên có tàu vũ trụ có người lái ra khỏi lực hấp dẫn của trái đất và bay
qua mặt trăng. Tàu Luna 2 đâm vào mặt trăng, song đến Luna 3 (tháng 10/1959) đã
chụp được ảnh của phía bên kia của mặt trăng. Khi Liên Xô phóng Luna 9 lên mặt
trăng (1966), Mỹ cũng phóng nhiều tàu vũ trụ và thu thập được nhiều bức ảnh và
thông tin về bề mặt mặt trăng. Ngày 20 tháng 7 năm 1969, Mỹ đưa hai người lên mặt
trăng, và thực hiện 5 lần đổ bộ tiếp theo đó trước khi chương trình vũ trụ bị cắt
giảm năm 1972.
Những chuyến thám hiểm khác vào không gian cũng đều
cho thấy khả năng khám phá các hành tinh, bắt đầu từ Mariner 2 (Mỹ vào năm
1962), đã bay qua sao Kim, và tiếp tục với Venera 3 và Venera 4 (của Liên Xô
năm 1966 và 1967). Từ năm 1981, Mỹ tập trung vào tàu con thoi có phi hành gia
và có thiết bị nghiên cứu, song chuyến bay bị hoãn lại ngay sau một vụ nổ phá hủy
Challenger và toàn bộ phi hành gia gồm 7 người vào năm 1986. Trạm vệ tinh của
Nga Mir đã được đưa về trái đất vào nầm 2001 sau 15 năm ở ngoài vũ trụ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử châu âu, ai cập
cổ đại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét