Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Chủ nghĩa thực dân (1415-1945) [Khai phá & chế ngự]

Chủ nghĩa thực dân (1415-1945)
  
  Chế độ chính trị dùng để thống trị các nước thuộc địa. Thời cổ đại, có Ai Cập, Babylon, Ba tư, Venice, Hy Lạp, La Mã, thòi trung cổ có Viking, thời cận đại có Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh là những đế quốc thực dân tiêu biểu. Người Bồ Đào Nha là những người đầu tiên kiểm soát giao thương trên toàn thế giới nhưng sau đó đã bị Anh và Hà Lan chiếm mất vị trí. Trên lãnh thổ châu Mỹ, Tây Ban Nha thống trị phần lớn Nam Mỹ trong khi Anh và Pháp chiếm Bắc Mỹ. Mặc dù vào thế kỷ XIX, Anh và Pháp đã đánh mất hầu hết thuộc địa, nhưng đến năm 1914, Anh, Pháp, Bỉ, Đức và Bồ Đào Nha lại lập thêm thuộc địa ở hầu hết các nước châu Phi. Anh kiểm soát Ấn Độ, Canada, Bắc Phi và Srilanka, phần lớn nhờ thắng trận ở Châu Âu. Nga kiểm soát Trung Á, gây ảnh hưởng rõ rệt đến nhiều lãnh thổ và nhiều nền văn hóa. Mỹ củng cố thuộc địa ở Bắc Mỹ và một số vị trí chiến lược ở Thái Bình Dương và Caribê trong khi Nhật chiếm Đại lục và các quần đảo miền Viễn Đông. Hai cuộc Đại chiến của thế kỷ XX đã dẫn tới sự sụp đổ của chế độ thực dân và phải trao lại độc lập cho các nước vào năm 1945. Thập kỷ 70 của thế kỷ XX, chủ nghĩa thực dân biến mất hoàn toàn. Chủ nghĩa thực dân ỏ thế kỷ XIX được coi là có công mang lại cho các nước Thế giối thứ 3 nhiều lợi ích của nền văn minh châu Âu trong đó có quản lý nhà nước, phát triển và bảo vệ kinh tế; nhưng đổi lại, nhiều nền văn hóa đã bị hủy hoại và trong một số trường hợp, cả một dân tộc đã bị diệt vong. Nước Anh là đế quốc thực dân mạnh nhất, ở thời điểm 1900, nưốc này kiểm soát 20% lãnh thổ toàn cầu và 400 triệu người



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các tôn giáo trên thế giới, ai cap co dai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét