Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Chủ nghĩa nhân văn (thế kỷ XIV) [Xã hội]

Chủ nghĩa nhân văn (thế kỷ XIV)

  Triết lý nhấn mạnh chân giá trị và phẩm giá của một cá nhân. Cụm từ này được dùng để mô tả phong trào văn học và văn hóa ở châu Âu trong thế kỷ XIV và XV. Đồng thời, cụm từ còn liên quan tới sự phục hồi nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Hy Lạp và La Mã. Những nhân vật đi đầu trong phong trào này gồm có Dante, Giovanni Boccaccio, Francesco Petrarch và Pico della Mirandola. Phong trào này bị ảnh hưởng bởi sự trở về của các học giả đã trốn chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ sau sự sụp đổ của Constantinople. Họ cố gắng tìm kiếm và gìn giữ các tác phẩm kinh điển và dịch chúng ra, đặc biệt cố gắng giữ như lúc ban đầu, cũng như đẩy mạnh nghiên cứu về nghệ thuật kinh điển. Dần dần phong trào này được mở rộng thành học thuyết và giáo dục và rất có ảnh hưởng trong Phong trào cải cách. Tại nước Anh, các học giả kinh điển như Grocyn, Linacre, Fisher và Erasmus hình thành chủ nghĩa nhân văn ở trường đại học Oxford và Cambridge. Chủ nghĩa nhân văn mở đường cho nền văn học và văn hóa dưới triều Nữ hoàng Elizabeth.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhân vật lịch sử, ai cập cổ đại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét