Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Chủ nghĩa phát xít [Chính trị]

Chủ nghĩa phát xít

  Hình thái nhà nước trong đó danh dự quốc gia được đặt lên trên cá nhân. Chủ nghĩa phát xít chủ trương coi người lãnh đạo là hiện thân của lý tưởng quốc gia, chống lại nền dân chủ và chủ nghĩa xã hội, thực thi các chính sách phân biệt chủng tộc như bài Do Thái và xâm lược quân sự Benito Mussolini là người đầu tiên dùng khái niệm này để đặt tên cho đảng do ông ta đứng đầu, thành lập năm 1921: Đảng Dân tộc phát xít. Nó cũng được dùng để chỉ các hình thái khác của chủ nghĩa dân tộc cánh hữu như Chủ nghĩa Xã hội dân tộc của Hitler, Chế độ Franco ỏ Tây Ban Nha. Chế độ phát xít đã từng tồn tại qua rất nhiều thời kỳ khác nhau ở Áo, Argentina và Hy Lạp.
  Chủ nghĩa phát xít lên đến đỉnh cao trong khoảng thời gian 1919 - 1945. Sự kết bợp của rất nhiều yếu tố như hậu quả của Thế chiến I, tình trạng thất nghiệp, khủng hoảng những năm 30 và sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Cộng sản đã khiến những tư tưỏng phát xít trở thành động cơ chính trị. Xu hướng này được nhiều nhóm người ủng hộ, trong đó có giai cấp lao động, giai cấp trung lưu bất mãn và giai cấp tư bản nhiều quyền lực. Các cá nhân lãnh đạo theo chủ nghĩa phát xít đã thực thi chính sách điều khiển mọi hoạt động kinh tế, tuy nhiên vẫn đảm bảo quyền lợi cho các nhà tư bản. Những lực lượng cảnh sát đặc biệt được sử dụng để gieo rắc nỗi sợ hãi trong dân chúng cũng như kiểm soát các hành vi và tư tưồng chpng đối.
  Chủ nghla phát xít thường lên ngôi ở những nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có chính quyền độc tài vững mạnh từ trước. Đảng phát xít của Mussolini hứa hẹn công cuộc hiện đại hóa và kêu gọi lòng tự hào dân tộc của người Italy, những người vốn đã kiệt quệ sau Thế chiến I. Chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức phân biệt chủng tộc hơn, lôi kéo giới ngân hàng và chủ công nghiệp bằng tư tưỏng chông chủ nghĩa xã hội cũng như hứa hẹn xây dựng lại nền kinh tế Đức.

Đọc thêm tại:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét